Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Do đó, cần phải áp dụng biện pháp phòng ngừa để nó “trừ” mình ra nhé!.NhỮng người mắc bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện chính như…
Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Do đó, cần phải áp dụng biện pháp phòng ngừa để nó “trừ” mình ra nhé!
Biểu hiện của tiểu đường
Nhưng người mắc bệnh tiểu đường thường có những biểu hiện chính như:
Liên tục khát nước: Người mắc bệnh tiểu đường trước khi phát hiện bệnh đa phần đều có triệu chứng khát nước liên tục. Khi mới uống nước vào nhưng ngay sau đó bạn lại cảm thấy khát nước nữa.
Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt.
Lượng đường trong nước ngọt sẽ khiến bệnh của bạn nặng nề thêm.
Đi tiểu quá nhiều: Bệnh nhân bị tiểu đường luôn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Đặc biệt là vào ban đêm bạn thường phải thức giấc để đi tiểu. Lượng đường giải phóng nhiều ra ngoài khiến người bệnh sẽ luôn cảm thấy khát nước.
Sụt cân nhanh: Lượng glucose trong cơ thể bạn không được sử dụng đúng vào việc tạo ra năng lượng cho cơ thể của bạn vì chúng bị đào thải ra bên ngoài một lượng lớn.
Do đó, khi bị thiếu hụt glocose sẽ khiến bạn bị giảm cân nhanh chóng.
Không có triệu chứng: Đây là một điều rất nguy hiểm, ở một số người không hề có dấu hiệu của benjej tiểu đường nhưng khi đi kiểm tra sức khỏe họ lại phát hiện ra mình mắc bệnh tiểu đường.
Điều này khiến họ vô cùng kinh ngạc. Vì vậy, nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
Ngoài 4 triệu chứng lớn trên những người mắc bệnh tiểu đường còn thường xuyên có những biểu hiện như táo bón, ngứa ran hay như có kiến bò ở bàn tay và bàn chân, mắt đôi khi bị mờ.
10 điều cần làm để phòng tránh bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh hết sức nguy hiểm do đó bạn cần phải làm những điều dưới đây để khiến bệnh tiểu đường nó “trừ” mình ra.
Tầm soát cân nặng
Những người mắc bệnh béo phì thường có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 là rất cao. Do đó, bạn nên chú ý đến việc tầm soát cân nặng của mình.
Theo các nhà khoa học ước tính thì khi bạn cứ tăng 20% trọng lượng cơ thể ở mức trung bình của một người khỏe mạnh sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi.
Thường xuyên vận động cơ thể
Sự vận động của cơ thể sẽ làm tăng sự tiêu hao hormone insulin và sử dụng đường trong cơ thể có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó vận động cũng sẽ giúp bạn tầm soát cân nặng của mình tốt hơn.
Thường xuyên tập thể dục
Tại Phần Lan một nghiên cứu trên những người thường xuyên tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày họ có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 80% so với những người khác.
Khi bạn vận động sẽ giúp cơ thể tiêu hao insulin và hấp thu đường. Với nhóm phụ nữ tập thể dục 1 lần/ tuần cũng có khả năng giảm bệnh tiểu đường là 30%.
Tiêu thụ ít tinh bột
Việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột là nguyên nhân chính khiến bạn mắc phải bệnh tiểu đường. Do đó, nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
Hạn chế thức ăn nhanh
Chất béo, tinh bột tinh chế, đường, muối có chứa rất nhiều trong thành phần của các loại thức ăn nhanh. Trong cuộc khảo sát chế độ ăn của 3.000 người tuổi từ 18-30 có thể trọng bình thường tại Mỹ.
Kết quả cho thấy những người ăn hơn 2 lần/ tuần thức ăn sẽ tăng 4,5 kg, tăng 2 lần sự kháng insulin so với những người chỉ ăn chưa tới 1 lần/ tuần đồ ăn nhanh.
Ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, hệ tiêu hóa tốt mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bạn nên thường xuyên bổ sung chất xơ bằng nguồn gốc thực vật là tốt nhất.
Hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Các loại thịt đỏ có hàm lượng cholesterol cao như thịt bò có thể khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên tới 29% nếu ăn thường xuyên.
Tương tự như vậy, phụ nữ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên tới 43% khi thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn.
Sử dụng bột quế
Một số nghiên cứu đã cho rằng bột quế có thể kích hoạt sự hấp thụ insulin và đường trong các enzyme.
Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo có hại trong máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Uống cà phê
Một nghiên cứu tại Trường ĐH Harvard (Mỹ) kiểm tra 126.210 phụ nữ uống cà phê đã đưa ra kết luận rằng bạn sẽ giảm được 29 % nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu hàng ngày uống từ 4-5 cốc cà phê.
Bởi cà phê giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp bạn giảm được nguy cơ mắc tiểu đường.
Tránh căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress sẽ khiến các tế bào của bạn mệt mỏi, khiến nhịp tim và nhịp hô hấp tăng lên và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho bạn.
Do đó, thả lỏng cơ thể, vận động nhẹ nhàng, hít thở thật sâu để giải tỏa sự căng thẳng, luôn tìm ra những lý do khiến bạn có thể vui vẻ trở lại.
Lưu ý: Cách để phòng tránh và phát hiện bệnh sớm là bạn cần phải đi kiểm tra đường huyết 2 năm một lần ở những người trên 45 tuổi và những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường kể cả người trẻ tuổi.
Theo TTVN.vn