Táo là loại hoa quả có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết táo có khả năng làm chín hoa quả khác hay giúp tóc sạch sẽ hơn.Theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, táo đã trở thành thức ăn của loài người…
Táo là loại hoa quả có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết táo có khả năng làm chín hoa quả khác hay giúp tóc sạch sẽ hơn.
Theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, táo đã trở thành thức ăn của loài người tối thiểu 6.500 năm trước Công nguyên. Chúng ta đã biết dùng táo để ăn tươi, làm bánh, ép làm rượu, ứng dụng hàng trăm lợi ích của dấm táo, nhưng đó mới chỉ là bề nổi. Dưới đây là bốn công dụng của táo có thể bạn chưa biết về loại quả tuyệt vời này.
Giảm dị ứng
Táo giàu hợp chất quercetin thực vật. Hợp chất này dường như sẽ làm chậm quá trình giải phóng histamine, một chất hóa học mà cơ thể sẽ giải phóng trong phản ứng dị ứng. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn năm quả táo trở lên một tuần sẽ có chức năng phổi tốt hơn.
Làm dịu chứng đau nửa đầu
Một số nghiên cứu cho thấy mùi hương của táo xanh có thể giảm nhẹ triệu chứng đau nửa đầu và có thể rút ngắn cơn đau nửa đầu. Các nhà nghiên cứu cũng đang khảo sát vai trò của táo với giảm đau khớp. Nếu bạn thấy mình sắp đau đầu, hãy bổ nửa quả táo và ngửi hương thơm của nó. Tuy nhiên, đừng ngửi hương táo nhân tạo vì bạn có thể đau đầu hơn.
Làm chín hoa quả khác
Táo, cũng như đào, lê và chuối, giải phóng khí etylen sẽ thúc đẩy quả chín. Nếu bạn muốn một số loại hoa quả chín nhanh hơn, đặt chúng chung vào một túi giấy cùng với quả táo chín. Tuy nhiên mẹo này không áp dụng cho cam, dứa hay quýt. Mặt khác, nếu bạn không muốn hoa quả chín quá nhanh, đảm bảo không bảo quản chúng gần nhau trong tủ lạnh.
Làm sạch tóc
Dấm táo có rất nhiều công dụng, nhưng có thể tác dụng này bạn chưa từng nghe qua: để đối phó với mái tóc bóng dầu, sử dụng một thìa cà phê dấm táo hòa cùng khoảng 500 ml nước và dội lên tóc sau khi gội. Dung dịch giấm táo sẽ lấy đi xà phòng dư thừa sẽ bám vào và làm nặng tóc dầu. Hương dấm táo sẽ bay đi khi tóc khô.
Theo Ngọc Dung / Sức Khỏe & Đời Sống