7 thói quen khiến bệnh trầm cảm tồi tệ hơn

tram camBạn đang cố gắng tỏ ra rằng mình vẫn ổn trong mắt mọi người. Điều đó thực sự không tốt và còn làm tăng căng thẳng cho bạn.Bạn không nhất thiết phải nói với tất cả mọi người rằng mình đang trải qua một thời gian khó khăn. Tuy nhiên, một cách khôn ngoan nhất đó là sống thật với cảm xúc của chính mình…

Khi tổn thương, chúng ta thường có xu hướng tránh thế giới bên ngoài và dành nhiều thời gian một mình. Bạn nên biết rằng, sự cô lập sẽ không giúp chữa lành những tổn thương.

tram cam

1. Che giấu cảm xúc

Bạn đang cố gắng tỏ ra rằng mình vẫn ổn trong mắt mọi người. Điều đó thực sự không tốt và còn làm tăng căng thẳng cho bạn.

Bạn không nhất thiết phải nói với tất cả mọi người rằng mình đang trải qua một thời gian khó khăn. Tuy nhiên, một cách khôn ngoan nhất đó là sống thật với cảm xúc của chính mình, giống như một trải nghiệm tuyệt vời.

Nhiều người thấy thoải mái khi ghi nhật ký hay tâm sự với một người bạn, đồng nghiệp, hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy. Đôi khi, tâm sự với ai đó chính là cách giải tỏa nỗi buồn nhanh nhất.

2. Cô lập chính mình

Theo nhà nghiên cứu Shawn Achor, sự căng thẳng, hay đau đớn, thường kéo chúng ta ra xa gia đình, bạn bè và những hỗ trợ xã hội. Nhưng ngược lại, gia đình, bạn bè xã hội lại chính là những người chúng ta cần ở bên nhiều hơn bao giờ hết. Bệnh nhân trầm cảm, nếu được duy trì các mối quan hệ xã hội trong thời gian khó khăn, sẽ có thể hồi phục sớm và ít nguy cơ tái phát.

3. Cảm giác tội lỗi trong những khoảnh khắc hạnh phúc

Trong khoảnh khắc sâu sắc nhất của chúng ta về nỗi buồn, chúng ta vẫn có thể trải nghiệm những phút giây vui vẻ. Đó là điều hoàn toàn có thể. Nếu có thể cười vui vẻ hoặc nhận ra rằng bạn chỉ có niềm vui, hãy trân trọng nó. Điều đó không có nghĩa là bạn bỏ qua những gánh nặng cuộc sống. Nó chỉ thể hiện rằng bạn đang có một thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi sau những khó khăn trong cuộc sống.

4. Không chăm sóc bản thân

Khi cảm thấy chán chường, tuyệt vọng, bạn có thể mất ngủ, từ bỏ thói quen tập thể dục, quên ăn uống và những thói quen tự chăm sóc cho bản thân. Nhưng, bạn nên biết rằng, đây là thời điểm cần thiết để duy trì thói quen sống lành mạnh. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn chỉ nên mất một hoặc hai ngày để bỏ qua những thói quen sống hằng ngày, sau đó hãy lấy lại những thói quen ấy càng sớm càng tốt.

Tập thể dục sẽ làm tăng Endorphin và Serotonin, là những chất được cho là có lợi tương tự như thuốc chống trầm cảm. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp cho bạn năng lượng bạn cần để tiếp tục đáp ứng các hoạt động hàng ngày, và giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Lượng đường trong máu được biết đến là có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng. Giấc ngủ giúp phục hồi năng lượng và trẻ hóa. Mất ngủ mãn tính làm giảm nồng độ Serotonin trong não, và có thể làm tăng mức độ trầm cảm.

5. Tìm đến thức ăn nhanh, rượu, thuốc ngủ và những chất kích thích khác

Mặc dù, thức ăn nhanh, rượu, thuốc ngủ và những chất kích thích khác có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng ngay lúc đó. Nhưng nếu trở thành một thói quen thì tình trạng của bạn sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Trong lúc đau khổ, thật khó để tưởng tượng rằng bạn có thể hạnh phúc trở lại. Nhưng các nhà khoa học cho biết rằng, qua thời gian, hầu hết mọi người đều có thể lấy lại tinh thần bất chấp những nghịch cảnh và tổn thất lớn nhất của cuộc sống. Chắc chắn, bạn sẽ không muốn đối mặt với vấn đề tăng cân sau một thời gian trầm cảm. Nếu mất ngủ trầm trọng, bạn có thể nhờ đến chuyên gia y tế và những cách an toàn và hiệu quả để giúp bạn vượt qua thời gian khó khăn này.

6. Một nỗi buồn lan tỏa

Khi tâm trạng mệt mỏi, bạn có thể giải tỏa bằng một bộ phim, cuốn tiểu thuyết hay bài hát yêu thích. Tâm trạng có thể khá hơn. Một tiếng cười thường là một loại thuốc đặc biệt giúp bạn giải tỏa nỗi buồn.

7. Suy nghĩ tiêu cực

Khi chán nản, bạn dễ bị suy nghĩ tiêu cực. Đó là một cái bẫy khổng lồ có thể nhanh chóng đưa bạn đến trầm cảm. Nếu những suy nghĩ tiêu cực kéo dài quá lâu, bệnh trầm cảm sẽ ngày càng nặng hơn. Theo Barbara Fredrickson, một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý, cho rằng, thói quen suy nghĩ tiêu cực không giúp cho tâm trạng khá lên vì đó là khi bạn đang xem tất cả mọi thứ thông qua “lăng kính méo mó của những phiền não”. Vì vậy, hãy làm bất cứ điều gì để cuốn trôi những rắc rối ra khỏi suy nghĩ của bạn.

 Tham dự một lớp thể dục thẩm mỹ, nấu những món ăn tốt cho sức khỏe, hoặc đi mua sắm với một người bạn là những cách rất hữu hiệu giúp bạn loại bỏ căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực. Khi phải vượt qua nỗi buồn, bạn sẽ có những suy nghĩ tiêu cực rằng, không bao giờ được hạnh phúc thêm một lần nữa. Hãy tự nhủ rằng: “Tôi rất buồn, nhưng tôi biết ngày hạnh phúc sẽ đến. Tâm trạng bạn sẽ khá hơn đấy.

An Nhiên

Theo SparkPeople
http://dantri.com.vn/