Khăn giấy ướt, dầu gội khô, bàn chải đánh răng… là những vật dụng tưởng để làm sạch nhưng thật ra lại rước vi khuẩn vào người. Những vật dụng vệ sinh cơ thể tiện lợi sau không thể thay thế các phương pháp làm sạch thông thường…
Khăn giấy ướt, dầu gội khô, bàn chải đánh răng… là những vật dụng tưởng để làm sạch nhưng thật ra lại rước vi khuẩn vào người.
Những vật dụng vệ sinh cơ thể tiện lợi sau không thể thay thế các phương pháp làm sạch thông thường. Lạm dụng chúng còn có thể rước bệnh vào người đấy!
1. Khăn giấy ướt
Khăn giấy ướt thường khá được ưa chuộng sử dụng bởi sự nhanh gọn, tiện dụng của nó, nhất là khi phải đi ra ngoài, đi chơi xa… Loại khăn này cho chúng ta cảm giác sạch sẽ khi sử dụng, thế nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Khăn giấy ướt không thể làm sạch hoàn toàn các chất bẩn như khi chúng ta rửa bằng nước.
Khăn giấy ướt không thể làm sạch hoàn toàn các chất bẩn như khi chúng ta rửa bằng nước. Ngược lại, nó còn có thể khiến cho các chất bẩn đó đọng lại trong lỗ chân lông, về lâu dài sẽ gây hại cho da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ và tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bên cạnh đó, khăn giấy ướt còn chứa rất nhiều hóa chất làm khô da, gây hại cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, các bạn nên hết sức hạn chế sử dụng vật dụng này nhé!
2. Gel rửa tay
Gel rửa tay hay còn gọi là nước rửa tay khô là một sản phẩm dạng gel, giúp làm sạch tay mà không cần rửa nước và còn tạo mùi thơm. Sản phẩm này mang lại cảm giác sạch khá hiệu quả, tuy nhiên thực tế thì đó chỉ là… cảm giác mà thôi.
Sử dụng nước rửa tay dạng gel chắc chắn không thể làm sạch hoàn toàn các chất bẩn và vi khuẩn trên tay của chúng ta. Trong khi bạn có cảm giác rằng tay mình đã sạch thì lũ vi khuẩn vẫn… vô tư hoạt động và gây bệnh cho cơ thể. Điều này thực sự sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn lạm dụng gel rửa tay này thường xuyên. Tốt nhất là chỉ nên dùng trong các trường hợp bất đắc dĩ khi không thể kiếm được nước rửa tay thôi nhé.
3. Dầu gội khô
Tương tự như gel rửa tay, dầu gội khô cũng là một sản phẩm “làm sạch nhanh” và rất tiện dụng trong trường hợp bạn không có nước sạch để gội đầu. Sản phẩm này cũng mang lại cảm giác sạch hơn cho tóc, thế nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo chúng ta không nên lạm dụng bởi thực tế nó cũng có khá nhiều tác hại.
Dầu gội khô chỉ tạo cảm giác làm sạch tóc, nhưng sự thực thì các bụi bẩn và vi khuẩn vẫn đọng lại trên đầu, trên tóc của chúng ta. Càng để lâu thì các chất gây hại cùng vi khuẩn càng có điều kiện gây hại. Chưa kể đến hàng loạt các hóa chất có trong loại dầu gội này cũng tác động lên tóc và da đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Thế nên, chúng mình không nên “kết thân” với các sản phẩm này đâu nhé!
4. Bàn chải đánh răng
Bản chải đánh răng khi để gần bồn tắm hoặc nhà vệ sinh là cơ hội tốt để cho vi khuẩn phát triển ngay trong bàn chải. Chính vì vậy bạn nên để bàn chải đánh răng ở những nơi thoáng mát và làm sạch nó thường xuyên.
Bản chải đánh răng khi để gần bồn tắm hoặc nhà vệ sinh là cơ hội tốt để cho vi khuẩn phát triển ngay trong bàn chải.
5. Ga trải giường
Một cuộc khảo sát tiến hành gần đây hầu hết mọi người thay đổi khăn trải giường của mình mỗi tháng một lần. Có nghĩa là khăn trải giường của bạn được tiếp xúc với một tháng dài của mồ hôi, nước dãi và bụi chưa kể là bạn còn cho thú cưng ngủ chung giường. Ga chải giường mặc nhiên là nơi siêu bẩn tập trung vi khuẩn, nấm mốc… Để tránh mầm bệnh ngay trên giường bạn nên giặt ga chải giường mỗi tuần một lần.
6. Khăn nhà bếp
Khăn nhà bếp có ẩn chứa các chủng nguy hiểm của E. coli và các vi khuẩn khác. Mỗi một lần bạn làm sạch tay hay các vật dụng trong nhà bếp sẽ thêm vết nhơ trên khăn. Khi bạn tiếp tục sử dụng nó, vi trùng xây dựng tăng lên và càng dễ trở thành nguồn gây bệnh hơn. Để tránh điều này bạn nên bỏ khăn lau vào thùng rác sau khi sử dụng.
7. Miếng bọt xốp rửa bát đĩa
Bây giờ là vật đứng đầu về… độ bẩn. Miếng “bọt biển” (thực chất là chất dẻo xốp) dùng để rửa bát đĩa trong nhà. Những lỗ trống, những khe hở trên miếng bọt biển là nơi trốn tránh của những kẻ gây rối khỏi chất sát trùng, chống lại sự lôi kéo các chất bẩn bằng chất tẩy rửa. Vì vậy rất khó làm sạch một miếng bọt biển dùng rửa bát đĩa. Độ ẩm của nó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm nó vốn đã bẩn càng thêm bẩn.
Nếu không thể dùng xong là vứt, bạn có thể đặt chúng trong lò vi sóng, bật điện trong 60 giây.
Theo Vân Thơ/Phunutoday.vn