Ánh sáng là các dòng điện từ có bước sóng ngắn. Ta chỉ nhìn thấy được vật phát sáng chứ không nhìn thấy được bản thân ánh sáng. Chùm tia sáng đi qua lăng kính tạo thành một quang phổ nhiều màu đơn sắc như màu sắc cầu vòng : đỏ, cam, vàng chanh, lục, lam, chàm, tím…
1.Kiến thức về ánh sáng:
Ánh sáng là các dòng điện từ có bước sóng ngắn
Ta chỉ nhìn thấy được vật phát sáng chứ không nhìn thấy được bản thân ánh sáng
Chùm tia sáng đi qua lăng kính tạo thành một quang phổ nhiều màu đơn sắc như màu sắc cầu vòng : đỏ, cam, vàng chanh, lục, lam, chàm, tím
2.Kiến thức về màu sắc:
Màu sắc chính là hiệu quả hiển thị của các loại ánh sáng có bước sóng dài khác nhau
Màu sắc còn là do sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể. Như vậy bản thân màu sắc là ánh sáng và bản thân vật thể ấy cũng là màu sắc
Màu sắc của vật thể mà chúng ta nhìn thấy, đó là tông hoà giữa màu sắc của ánh sáng và màu sắc của chính bản thân nó, màu sắc của môi trường
Có hai loại màu sắc: màu thứ nhất là màu của Ánh Sáng, màu tự nhiên. Màu thứ hai là màu sơn, người ta gọi là màu nhân tạo
Trong tóc có 3 màu chính : Blue, Red, Yellow
3 màu chính theo lý thuyết mỹ thuật
3 màu chính theo hệ thống quang phổ RGB
4 màu chính trong in ấn CMYK
Vòng thuần sắc
Vòng thuần sắc là một sơ đồ màu mà trên đó toàn bộ là những màu nguyên sắc, nghĩa là những màu đang ở tình trạng nguyên chất
Hình này được cấu tạo bởi 2 hình tam giác đều: Một có mũi quay lên: chứa 3 màu chính (bậc 1): Vàng chanh, đỏ và xanh lam
Một có mũi quay xuống: 3 màu bổ túc (bậc 2): cam, tím và xanh lục
Xen giữa các mũi của ngôi sao 6 cánh là sáu màu bậc 2: vàng nghệ, cam đỏ, đỏ tím, tím xanh (chàm lam lục), xanh nõn chuối.
Xen kẽ giữa các màu, mười hai màu bậc 3, hai mươi bốn màu bậc 4, bốn mươi tám màu bậc 5, …
Tính chất và vai trò của các loại màu:
Màu chính: (Màu bậc 1) Còn được gọi là màu nguyên thủy, màu căn bản, ba màu chính hay màu nguyên thủy là các màu sau: Vàng, Đỏ, Xanh Lam.
Chúng ta gọi chúng là ba màu gốc, màu chính, màu bậc 1, màu căn bản là vì từ 3 màu này mà chúng ta pha ra các màu khác, và không có màu nào pha ra được nó cả (màu bậc 1, màu nguyên thủy, màu chính).
+ Ba màu chính trong lĩnh vực mỹ thuật : Vàng (Yellow), Đỏ (Red), Xanh Lam (Blue).
+ Ba màu chính trong lĩnh vực truyền hình : Đỏ (Red), Xanh Lá (Green), Xanh Lam (Blue).
+ Ba màu chính trong lĩnh vực in ấn : Xanh Lam biếc (Cyan), Đỏ cánh sen (Magenta), Vàng (Yellow),Đen (Black). Viết tắt là CMYK
Màu bậc 2: Còn được gọi là màu phụ hay màu bổ túc:
Màu bậc hai, màu phụ, màu bổ túc gồm ba màu sau đây: Cam, Tím, Lục. Qua tên gọi này thì có ba vấn đề cần quan tâm đúng mực như sau:
+ Gọi ba màu này là màu bậc hai vì chúng được tạo ra từ cách pha trộn hai màu bậc 1 đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu sắc (pha với cân lượng gần như bằng nhau mà ra).
+ Gọi ba màu này la màu bổ túc hay là màu phụ bởi vì ba màu bậc 2 bổ sung dưới dạng xung hợp làm tôn ba màu bậc 1 theo từng cặp như sau:
– Màu Vàng được màu Tím bổ túc (màu Tím đướng cạnh màu Vàng sẽ làm tôn màu Vàng lên).
– Màu Đỏ được màu Xanh Lục bổ túc (màu Xanh Lục đứng cạnh màu Đỏ sẽ làm tôn màu Đỏ lên).
– Màu Xanh Lam được màu Cam bổ túc (mà Cam đặt cạnh màu Xanh Lam sẽ làm tôn màu Xanh Lam lên).
+ Công thức tạo ra ba màu bậc 2:
– Màu Cam = màu Vàng chanh + màu Đỏ
– Màu Tím = màu Đỏ + màu Xanh Lam
– Màu Xanh Lục = màu Xanh Lam + màu Vàng chanh
Màu khử: ba màu chính hay các màu đối nhau trên vòng thuần sắc khi pha với nhau sẽ trở thành màu xám đen
– Đỏ + lục = xám đen
– Lam + Cam = xám đen
– Vàng + tím = xám đen
Màu bậc 3 là những màu có được do sự pha trộn giữa từng cặp màu bậc 1 và 2, gồm 6 màu
+ Vàng nghệ = Vàng chanh+ cam
+ Đỏ cam = Cam + Đỏ
+ Tím đỏ = Đỏ +tím
+ Chàm = Tím + Lam
+ Lam Lục = Lam + Lục
+ Lám mạ = Lục + Vàng chanh
Màu nguyên sắc (hue)
Chỉ tất cả các màu từ bậc 1 đến bậc 2,3…. còn giữnguyên độ tươi thắm (nguyên chất) vì chưa được pha với trắng hay đen
Màu lạnh
Là những màu nghiêng về sắc xanh trên vòng thuần sắc, nó lá 1/2 vòng tròn kể từ màu tím đỏ đến màu vàng ửng xanh đọt chuối
Các màu lạnh ít có khả năng kích thích thị giác, nó tạo cảm giác lùi xa, mát mẻ hoặc lạnh lẻo
Màu nóng
Là những màu nghiêng về vàng, cam , đỏ, tím đỏ. Nó là 1/2 vòng tròn thuần sắc từ xanh đọt chuối đến tím đỏ
Màu trung tính
Là màu không thuộc nóng hay lạnh, nó là màu xám
Màu đen trắng cũng là màu trung tính
3.Màu ẩn:
a. Xác định màu ẩn trong tóc
Màu ẩn trong tóc không phải là một chủ đề mới mẻ, nhưng lại có không ít nhà tạo mẩu tóc còn chưa chú ý hoặc có tìm hiểu nhưng chưa biết cách áp dụng. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, đây là một trong những kiến thức nền tảng về màu nhuộm tóc vì thế hãy dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng về nó.
Để có thể ứng dụng vào thực tiễn, trước hết ta phải biết cách xác định màu ẩn.
Màu ẩn trong tóc:
Nhìn vào thang màu ẩn với tông 1 ta sẽ thấy trên nền tóc tự nhiên là màu đen đang tồn tại một màu ẩn là màu xanh dương
Tông 2 tóc là màu nâu đen, màu ẩn là màu xanh tím
Sang tông 6 màu vàng đậm là màu hiển thị còn màu ẩn là màu đỏ cam…
Đến đây ta đã biết được cách xác định được màu ẩn trong tóc, vậy màu ẩn trong tóc có ý nghĩa gì?
b. Màu ẩn trong tóc có ý nghĩa gì?
Màu ẩn như một màu thới trang tự nhiên mà tạo hoá ban tặng cho mái tóc nhưng phải chịu “thiệt thòi” vì không được biểu hiện ra bên ngoài
Thế nhưng, phàm là những gì được tạo hoá sinh ra thì chứng đều mang một “sứ mệnh riêng” Màu ẩn cũng không ngoại lệ, khi màu ẩn kết hợp với màu nhân tạo sẽ tạo nên sự cộng hưởng màu sắc khiến cho màu sắc nhân tạo bền lâu hơn. Do đó, trong quá trình nhuộm màu lên tóc, Các nhà tạo mẫu tóc nên chú ý đến màu ẩn, để màu sắc trên nền màu ẩn đạt kết quả tốt nhất
Màuẩn cũng là một thước đo hổ trợ Nhà tạo mẩu trong việc chọn oxi nào để nhuộm tóc. Ví dụ: khi ta muốn nhuộm màu tím mà dùng oxy quá cao sẽ khiến màu tím ẩn trong tóc bay mất, màu tím trên tóc sẽ nhanh phai, không sâu màu, cho đến khi phai ra, màu tóc nhợt nhạt, kém thẩm mỹ. Tương tự vậy, nếu muốn nhuộm màu đỏ cam đẹp nhất ta phải đưa tóc về đúng tông 6 vì trong tong 6 đang ẩn màu đỏ cam. Hiểu được điều này các Nhà tạo mẫu tóc sẽ dễ dàng suy luận ra và ứng dụng vào các tông màu khác.