Nguy cơ gây bệnh từ nhà vệ sinh

11-11-20147-423713274-8063-1415766978Nhà vệ sinh bẩn và ẩm ướt là nơi cư trú của nhiều tác nhân gây bệnh. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Nhân – Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, nhà cửa trông có vẻ trắng, sáng nhưng chưa hẳn đã sạch. Mắt thường khó nhận biết mầm bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm trú ngụ trên các vật dụng.
Vi khuẩn trong nhà vệ sinh có thể gây tả, lị, thương hàn, bệnh ngoài da hoặc các bệnh có tính lây lan như tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

Nhà vệ sinh bẩn và ẩm ướt là nơi cư trú của nhiều tác nhân gây bệnh. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Nhân – Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, nhà cửa trông có vẻ trắng, sáng nhưng chưa hẳn đã sạch. Mắt thường khó nhận biết mầm bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm trú ngụ trên các vật dụng. Mặc dù bạn đã chùi rửa trắng bong, một chiếc bồn cầu vẫn có thể chứa đến 189 loại vi khuẩn khác nhau và có tới 500.000 con vi khuẩn ẩn nấp trong mỗi cm vuông diện tích.

11-11-20147-423713274-8063-1415766978

Bồn cầu trắng bóng vẫn chứa vô số vi khuẩn gây bệnh.

Đáng lo ngại, vi khuẩn còn có khả năng bắn cao từ 5m đến 7m và bám vào các dụng cụ khác trong nhà vệ sinh hoặc phát tán trong không khí. Chúng lây lan qua bàn tay, các vật dụng, tay nắm cửa, đường ăn uống… và có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Bệnh này do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí tử vong. Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaxcin dự phòng nên việc phòng chống lây nhiễm rất quan trọng.

Lau chùi bằng nước không thể tẩy sạch các vết bẩn tiềm ẩn đầy vi khuẩn. Thay vào đó, bác sĩ Nhân khuyên các gia đình nên giữ khô ráo và vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn nhà, sàn bếp, nền nhà tắm, bồn cầu, mặt bàn, lỗ thoát nước… bằng các dung dịch sát khuẩn có chứa chlor hoặc các hóa chất tẩy rửa khác. Đặc biệt, cần thường xuyên lau chùi các vật dụng mà tay người hay chạm đến, như tay nắm cửa, bàn phím máy tính và điện thoại, con chuột máy tính, remote tivi và remote máy lạnh…

11-11-201419-2540-1415766980

Lau chùi thường xuyên là cách hiệu quả bảo vệ gia đình khỏi các tác nhân gây bệnh.

Bác sĩ Nhân cũng lưu ý, chỉ nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa đảm bảo an toàn với sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, nên giặt chăn, gối định kỳ 2 tuần một lần; dọn dẹp thức ăn và lau chùi tủ lạnh 1 – 2 lần mỗi tháng. Hạn chế treo quần áo bẩn hay khăn tắm ướt trong nhà vệ sinh, định kỳ thay bàn chải cọ rửa.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, vì vậy, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vui chơi hoặc mỗi khi tay bẩn. Thường xuyên rửa đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng các dung dịch diệt khuẩn trước và sau khi sử dụng.